Top 8 làng nghề truyền thống lâu đời ở Thanh Hóa


Làng nghề truyền thống là một trong những đặc trưng gắn với đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư nên có sức hấp dẫn du khách. Ở Thanh Hóa có rất nhiều làng nghề truyền thống hấp dẫn đặc trưng, dưới đây là 8 làng nghề truyền thống lâu đời ở Thanh Hóa.

1. Làng nghề  chè lam Phủ Quảng
Phủ Quảng là cách gọi tắt của phủ Quảng Hóa xưa, nay là thị trấn Vĩnh Lộc thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Nghề làm chè lam Phủ Quảng có thể xuất hiện từ khi Hồ Qúy Ly lên làm vua, chọn thành nhà Hồ làm kinh đô (1400).

làng nghề thanh hóa

Làng làm nghề lâu đời, có kinh nghiệm và bí quyết riêng, mật mía được lấy ở huyện Thạch Thành, nơi được coi là đất mía của tỉnh nên có vị ngọt đậm và sóng sánh hiếm có.Chè lam phủ Quảng có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi của lạc, vị cay dịu của gừng, vị ngọt đậm của mật mía. Miếng chè lam có màu nâu nhạt, có hoa trắng do lạc tạo nên.

2. Làng nghề  dệt thổ cẩm Cẩm Lương
Trồng bông, nhuộm chàm, dệt vải thổ cẩm xưa kia là công việc thường xuyên của phụ nữ dân tộc Mường ở làng Ngọc, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) – Thanh Hóa. Với đôi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của người phụ nữ Mường, đã dệt nên những tấm vải thổ cẩm với sắc màu sặc sỡ, hoa văn đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

làng nghề ở Thanh Hóa

 Mẫu hoa văn được thêu trên trang phục của dân tộc Mường khá đa dạng và thể hiện những nét riêng nhất định của mỗi cá nhân, mỗi xứ Mường. Trước đây khi đến với làng Ngọc, du khách không chỉ chiêm ngưỡng suối cá thần, một danh lam kỳ thú “có một không hai”, mà còn được chiêm ngưỡng những bà, những mế Mường cao tuổi vẫn còn vận những chiếc váy, những bộ trang phục Mường truyền thống rất đẹp ngồi dệt vải bên những khung cửi. 

3. Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh
Nghề Mây tre đan xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa có từ thời nhà Nguyễn, khoảng cuối thế kỷ 19. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển với bao biến cố, thăng trầm, nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh – Hoằng Hoá – Thanh Hoá đang ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân làng nghề từng bước được cải thiện bằng chính nghề truyền thống của mình.

làng nghề ở Thanh Hóa

Ban đầu, ở làng chỉ có một vài gia đình làm nghề đan lát các sản phẩm thông dụng như rổ, rá, dần, sàng…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà con chòm xóm, sau dần, nghề lan rộng ra cả thôn, cả làng. Vừa mang giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao, sản phẩm mỹ nghệ mây tre đan Hoằng Thịnh, trong nhiều năm qua đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc làm mới các sản phẩm truyền thống, các nghệ nhân đi sâu nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mới, đáp ứng thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng. Các đồ vật trang trí nội thất như tranh phong cảnh, hoành phi, rèm cửa, chao đèn… trở thành món quà mong đợi của nhiều du khách.

4. Làng  nghề dệt chiếu ở Nga Sơn
Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hoá 40km về hướng Ðông Bắc Trải qua hơn 150 năm tồn tại với không biết bao nhiêu thăng trầm, giờ đây, người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu tính sáng tạo của những người thợ đã “nâng đời” trở thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét hoạ tiết, văn hoa khác nhau dành cho xuất khẩu.Chiếu Nga Sơn có độ bóng, dai, đẹp và bền.

làng chiếu nga sơn thanh hóa

Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của người nông dân, với đôi tay khéo léo của người thợ dệt chiếu, hàng ngàn đôi chiếu đã được dệt nên để rồi sau đó bằng nhiều phương thức khác nhau được đưa đến với người sử dụng.

Tham khảo bài 6 điểm du lịch biển Thanh Hóa

 

5. Làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ
Làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ thuộc làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã. Mới thoạt nhìn hình dáng nhỏ nhắn của bánh gai, ít ai nghĩ rằng, quy trình làm bánh từ lúc lựa nguyên liệu đến khi bánh thành hình rất phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và cả con mắt nghề lâu năm của thợ bánh.

bánh gai tứ trụ thanh hóa

Một chiếc bánh đạt yêu cầu là thịt bánh phải vừa dẻo mịn vừa thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với  vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, phảng phất hương thơm nồng của dầu chuối, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô, đậm đà của thịt nạc…
Nhờ nghề làm bánh gai truyền thống, những năm gần đây đã có nhiều gia đình nơi đây thoát nghèo, hàng trăm người dân nông nhàn có công ăn việc làm thường xuyên, ổn định. Giờ đây, nghề làm bánh gai vẫn được những người con làng Mía xứ Thanh duy trì và phát triển để hương vị của nó mãi khắc sâu vào tâm khảm người xa quê, và còn được nhiều vùng miền trong nước biết đến.

6. Làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô
Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 15km, làng Hồng Đô nằm cạnh dòng sông Chu, từ xa xưa, tơ Hồng Đô xã Thiệu Đô, tỉnh Thanh Hóa đã nổi tiếng là loại tơ mềm, đẹp, bền, từng được nhiều người ưa chuộng. Nhiều sản phẩm làm bằng chất liệu tơ tằm từ làng ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô không chỉ được tiêu thụ ở trong nước, mà còn được nhiều nước trên thế giới đón nhận… nhiễu Hồng Đô đã nổi tiếng khắp cả nước với những bí quyết làng nghề rất đặc trưng và quý hiếm. nghề ươm tơ, dệt nhiễu rất vất vả, phải thức khuya, dậy sớm.

làng nghề truyền thống thanh hóa

Để có được sản phẩm đến tay người tiêu dùng, những người dân làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô phải qua nhiều cung đoạn, Hồng Đô là một làng nghề đặc biệt vì từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối là hoàn toàn khép kín, chỉ người dân Hồng Đô mới làm được. Về xứ Thanh hỏi đến làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô có lẽ ai cũng biết đến. Có dịp về làng Hồng Đô, chúng ta sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng dâu xanh ngắt, những tiếng thoi dệt nhiễu kêu lóc cóc, đặc biệt là những ngôi nhà cao tầng nằm sát nhau, chứng minh cho những khởi sắc của làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô. 

7. Làng hương truyền thống Đông Khê
Cứ vào dịp cuối tháng 5, khi vụ chiêm thu hoạch xong, người dân làng Đông Khê, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) lại tất bật với nghề làm hương truyền thống. Nghề làm hương của làng đặc biệt và nổi tiếng bởi đó là loại hương trầm và chỉ làm hương thắp trong dịp tết cổ truyền để thờ cúng ông bà tổ tiên.

làng hương ở Thanh Hóa

Hương ở đây mùi nhẹ dịu, sâu lắng mà ấp áp lạ thường. Để có được những nén hương ưng ý là cả sự kỳ công của người thợ.Hiện nay, ở làng Đông Khê các hộ sản xuất hương đã thay thế toàn bộ quy trình sản xuất thủ công bằng các loại máy vê hương. Góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Nghề truyền nghề, cha truyền con nối, hương tết làng Đông Khê trở nên danh tiếng hết đời này sang đời khác kéo dài gần trăm năm nay. Trải qua bao thăng trầm, nén hương tết đã có được mùi thơm mà ít làng hương nào sánh được, góp phần gìn giữ và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

8. Làng nghề đúc đồng truyền thống Chè Đông
Nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông ỡ xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa)  có từ thế kỷ 17 đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng nghề đúc đồng truyền thống Chè Đông xưa nay vốn nổi tiếng với nhiều sản phẩm tinh xảo như trống đồng, chiêng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…được làm bởi những nghệ nhân tài hoa, yêu nghề và cần cù lao động.

làng đúc đồng ở Thanh Hóa

Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng làng Chè vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được. Kỹ thuật đúc đồng của thợ Trà Đông đã đạt tới nghệ thuật cao, ngoài việc làm ra những đồ gia dụng được khắp nơi ưa dùng. Ngày nay nghề đúc đồng ở Thanh Hóa nói chung và ở Trà Đông nói riêng vẫn được duy trì, phát triển.

 


Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *