Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá?

Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá và làm thế nào để khắc phục triệt để tình trạng này?  Trầu bà leo cột là loại cây cảnh được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, khách sạn hiện nay. Bên cạnh vẻ đẹp hiện đại, sang trọng, đây cũng được biết đến là một loài cây có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên, khi không được chăm sóc đúng cách, hay do các tác động từ môi trường, cây trầu bà có thể xảy ra tình trạng vàng lá, héo úa,… Để khắc phục tình trạng này, mời bạn cùng Greenvibes đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây!

Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá?

Bị vàng lá là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở cây trầu bà leo cột. Khi đã quan sát, kiểm tra và xác định được chính xác nguyên nhân tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá, bạn có thể dễ dàng đưa ra phương án “cứu chữa” kịp thời nhất cho cây. Từ đó giúp cây nhanh chóng hồi phục và xanh tươi trở lại. Dưới đây sẽ là 5 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến cây trầu bà leo cột bị vàng lá mà bạn cần lưu ý:

Cây bị thối rễ

Bị thối rễ là một trong những nguyên nhân khiến cây trầu bà bị vàng lá nhanh chóng, nhưng lại khó có thể phát hiện ra. Theo nghiên cứu, bệnh thối rễ ở cây trầu bà do một loại nấm có tên Pythium gây ra. Thường thì căn bệnh này sẽ xuất hiện khi cây bị thừa nước, đất thoát nước kém, đất nặng,… Từ đó khiến rễ cây không thể nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng trong đất, dẫn đến thối rữa.

Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá? Cây bị thối rễTại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá? Cây bị thối rễ
Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá? Cây bị thối rễ

Khi mắc bệnh, rễ cây sẽ dần chuyển sang màu đen và nhão đi (cây có bộ rễ màu nâu nhạt khi khỏe mạnh). Bên cạnh đó, phần gốc cây sẽ có mùi khó chịu, và trên mặt đất bắt đầu xuất hiện những lớp nấm nhỏ. Đặc biệt, phần lá cây sẽ bắt đầu héo, chuyển sang vàng và chết dần.

Cây bị vi khuẩn tấn công

Một trong những nguyên nhân khác khiến cây trầu bà leo cột bị vàng lá, đó là do vi khuẩn tấn công. Và héo xanh vi khuẩn là căn bệnh xuất hiện phổ biến nhất, do loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra.

Héo xanh vi khuẩn là căn bệnh thường xảy ra trong quá trình nhân giống của cây. Lúc này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các mặt cắt, hoặc các vết thương trên thân cây. Sau khi nhiễm bệnh, lá và thân cây có thể sẽ chuyển sang màu vàng hoặc đen, héo úa. Thậm chí, loài vi khuẩn này có thể phát tán mạnh mẽ, tự di chuyển trong khi bạn tưới nước, phá hủy quá trình nhân giống tiếp theo của cây.

Cây bị nhiễm độc mangan

Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá? Cây bị nhiễm độc Mangan cũng là một nguyên nhân điển hình. Mangan được biết đến là một kim loại nặng và có thể gây hại cho cây. Nhiễm độc Mangan xảy ra do mức độ pH của đất nằm ở mức dưới 5,6. Nếu được trồng trong đất chứa lượng Mangan quá lớn, cây sẽ dễ bị suy yếu, vàng lá,… Chính vì vậy bạn nên kiểm tra chất lượng đất thường xuyên, cung cấp cho đất nhiều dưỡng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cây, từ đó giúp cây luôn được khỏe mạnh, xanh tốt.

Cây bị bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá ở cây trầu bà leo cột do nấm Sclerotium Rolfsii gây ra. Loài nấm này thường phát triển nhanh chóng trên nền đất ẩm ướt, nhiệt độ cao.

Bệnh đốm lá sẽ tạo nên nhiều đốm trắng hoặc nâu trên lá cây. Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này, đó là các lá phía dưới mất màu và héo dần. Lúc này, những sợi nấm màu trắng sẽ bắt đầu mọc trên cả thân cây và đất, sau đó tạo thành enzym pectolytic và cellulolytic, cộng với axit oxalic. Điều này sẽ khiến cho thành tế bào của cây bị thải ra ngoài, sinh ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và ngoại hình của cây.

Cây bị ảnh hưởng bởi khí Ethylene

Theo nghiên cứu, Ethylene được là một loại hormone gây lão hóa và có tác động mạnh mẽ đến quá trình chín của trái cây. Ngoài ra, ít ai biết rằng loại hormone này còn có thể khiến cây bị hư hại và chết đi. Cụ thể, tác động của Ethylene sẽ làm mất đi chất diệp lục, phá hủy lá và thân cây, làm ngắn cây,…

Cây bị ảnh hưởng bởi khí Ethylene khiến lá bị vàngCây bị ảnh hưởng bởi khí Ethylene khiến lá bị vàng
Cây bị ảnh hưởng bởi khí Ethylene khiến lá bị vàng

Ethylene là một loài khí tự nhiên được sản sinh ra bởi các loài trái cây, tuy nhiên nếu không may hàm lượng Ethylene trong không khí quá lớn, chúng sẽ gây ra tình trạng vàng lá ở cây trầu bà. Đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá mà nhiều người vẫn hay thắc mắc trong quá trình chăm sóc loại cây cảnh này.

Cách khắc phục cây trầu bà leo cột bị vàng lá

Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá, chúng ta cần tiến hành các biện pháp điều trị kịp thời để giúp cây nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể áp dụng các giải pháp cụ thể như: Điều chỉnh lượng nước tưới, cấp ẩm phù hợp, xử lý côn trùng,… Sau đây là một số phương án khả thi mà bạn có thể tham khảo:

Điều chỉnh lượng nước

Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá chính là do thối rễ và bị nấm mốc tấn công. Điều này xảy ra là do lượng nước tưới cây chưa thực sự thích hợp.

Khi lượng nước tưới được cung cấp quá nhiều, cây trầu bà sẽ không thể hấp thụ hết trong một thời gian ngắn. Từ đây, nước sẽ đọng lại ở đáy chậu và xảy ra tình trạng ngập úng. Vậy nên theo các chuyên gia trồng cây cảnh, bạn chỉ nên tưới nước cho cây trầu bà tối đa 1 lần/ngày, và cân chỉnh lượng nước sao cho vừa đủ. Đồng thời, bạn cũng nên đợi lớp đất trên cùng khô đi (sau khi cây đã hấp thụ nước), sau đó mới bắt đầu những đợt tưới tiếp theo.

Điều chỉnh lượng nước cho cây trầu bà leo cộtĐiều chỉnh lượng nước cho cây trầu bà leo cột
Điều chỉnh lượng nước cho cây trầu bà leo cột

Cấp ẩm phù hợp

Bên cạnh vấn đề nước tưới, cấp ẩm phù hợp cũng là cách khắc phục cây trầu bà leo cột bị vàng lá mà bạn cần lưu ý. Theo đó, bạn có thể tưới phun sương, hoặc dùng máy phun sương chuyên dụng để làm tăng độ ẩm không khí. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn thêm một số loại vật liệu phù hợp để che đi bề mặt đất, tránh để hơi nước trong chậu thất thoát quá nhiều.

Một mẹo nhỏ là bạn có thể đặt thêm một lớp đá cuội/sỏi vào khay, thêm nước nhưng không phủ kín toàn bộ sỏi trong khay, tiếp theo đặt cây lên trên. Phần đá cuội sẽ giúp giữ cây trên mặt nước, còn phần ước trong khay bốc hơi sẽ làm tăng độ ẩm không khí xung quanh.

Cung cấp ánh sáng và nhiệt độ

Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá? Ngoài những yếu tố như nấm bệnh, thối rễ, ánh sáng và nhiệt độ không phù hợp cũng là tác nhân gây nên hiện trạng này. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy dù đặt cây ở môi trường nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng sẽ khiến lá cây dần ngả vàng. Bởi mặc dù là một loài cây dễ chăm sóc, tuy nhiên cũng như nhiều loại cây cảnh khác, trầu bà chỉ có thể tương thích với những mức nhiệt độ cho phép. Khi vượt quá ngưỡng này, cây sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó nhanh chóng yếu đi và dẫn đến hiện tượng vàng lá.

Theo kinh nghiệm được chia sẻ, cây trầu bà leo cột không chịu được ánh nắng trực tiếp quá mạnh. Bạn chỉ nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên vừa đủ như cửa sổ, ban công. Ngoài ra, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khung nhiệt từ 15 – 30 độ C.

Xử lý côn trùng cây hại

Ngoài những phương án trên, bạn có thể chủ động xử lý những loài côn trùng gây hại để ngăn chặn sớm tình trạng cây trầu bà leo cột bị vàng lá. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số loại dung dịch tự pha để xử lý côn trùng như sau:

  • Pha xà phòng và nước với tỷ lệ 1:10 và phun đều lên tán lá, các nốt thân. Cách 3 – 5 ngày tưới lặp lại, cho đến khi trứng và côn trùng bị tiêu diệt hoàn hoàn.
  • Băm nhỏ hoặc giã nát tỏi và cho vào nước sạch. Lưu ý lượng tỏi chỉ cần vừa đủ, không nên quá nhiều, lắc đều dung dịch và phơi nắng vài ngày (khoảng 15 ngày). Sau đó bạn có thể dùng nước tỏi để phun lên những phiến lá có nguy cơ bị sâu bệnh.
  • Bạn cũng có thể thay thế tỏi bằng hành, gừng, ớt,… hoặc kết hợp tất cả lại với nhau và ngâm cùng với rượu. Những loại gia vị này đều chứa một lượng lớn axit, có khả năng tiêu diệt và xua đuổi côn trùng hiệu quả.

Bỏ lá già, hư hỏng

Sau khi đã tìm hiểu tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá, bạn cũng có thể giảm tình trạng này bằng cách cách bỏ bớt phần lá già, hư hỏng. Nếu tình trạng vàng lá quá nặng, bạn cũng có thể cắt bỏ toàn bộ chiếc lá. Vì việc cắt tỉa sẽ giúp cây tập trung năng lượng và dưỡng chất đi nuôi các phần khác của cây.

Lưu ý rằng trong quá trình cắt tỉa, bạn nên sử dụng dao, kéo sắc và đã được vệ sinh kỹ lưỡng (ngâm nước sôi, sử dụng cồn sát khuẩn,…) để giúp cây không bị nhiễm trùng, hoặc lây lan nấm bệnh.

Kết luận

Có thể nhận thấy, để xác định tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá, bạn cần tỉ mỉ quan sát để tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Nếu không chắc chắn, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của một số người có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng và chăm sóc cây cảnh. Bên cạnh việc phát hiện kịp thời và tìm ra nguyên nhân chính xác khiến cây trầu bà bị vàng lá, việc thay đổi cách chăm sóc, hay chú trọng chất lượng môi trường sống cũng giúp cây nhanh chóng hồi phục và xanh tốt trở lại.

Hy vọng rằng những chia sẻ thiết thực trong bài viết “Tại sao cây trầu bà leo cột bị vàng lá: Nguyên nhân và cách khắc phục” đã mang đến bạn nguồn kiến thức hữu ích. Chúc bạn có thể tự mình chăm sóc những chậu cây xanh luôn khỏe mạnh, xây dựng không gian sống tràn đầy năng lượng và ngập tràn sắc màu thiên nhiên.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *