Nghề đúc đồng truyền thống ở Việt Nam đã có từ bao đời nay. Thời Vua Hùng dựng nước đã có các khí vật được đúc bằng đồng như mũi tên, ngọn giáo. Đến ngày này nước ta vẫn còn duy trì được nhiều làng nghề đúc đồng truyền thống mộc mạc, hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch, khám phá nét văn hóa nghề hấp dẫn. Dưới đây là top 7 làng nghề đúc đồng ở Việt Nam có tiếng.
1. Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã – Hà Nội
Vùng đất Ba Đình – Hà Nội xưa kia là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng của kinh thành Thăng Long, như nghề dệt lĩnh hoa Yên Thái, nghề làm giấy dó cũng ở Yên Thái, làng trồng hoa Ngọc Hà, Nghi Tàm và đặc biệt là nghề đúc đồng của làng Ngũ Xã. Khi kể đến các làng nghề đúc đồng nổi tiếng trên cả nước, không thể không nói đến làng đúc đồng Ngũ Xã. Làng Ngũ Xã có lịch sử hình thành khá lâu đời, tính đến nay khoảng 500 năm.
Từ xưa làng nghề Ngũ Xã đã rất nổi tiếng cả trong và ngoài thành Thăng Long nhờ kỹ thuật đúc tượng đồng, trống đồng, đồ thờ bằng đồng, chuông đồng, tranh đồng với những nét tinh hoa bậc nhất. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những sản phẩm đúc đồng của làng Ngũ Xã trước đây và cả hôm nay vẫn khẳng định được sự tinh xảo, tính nghệ thuật và thể hiện được tâm hồn của những nghệ nhân của kinh thành Thăng Long xưa và nay. Nhiều tác phẩm đã được coi là kiệt tác của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam. Các sản phẩm đồng của làng Ngũ Xã làm ra luôn tạo được sự khác biệt với các sản phẩm nơi khác. Đó là “màu mắt cua” của đồng mà không phải làng đúc đồng nào cũng làm được. Đây là kết quả của việc kết hợp đồng, nhôm, chì theo một tỉ lệ chuẩn mực và bí truyền. Chính vì thế sản phẩm đồng Ngũ Xã không bị rỗ, bị phai, để hàng trăm năm vẫn bền vững như vậy.
2. Làng nghề đúc đồng Đại Bái – Bắc Ninh
Là một trong số những làng nghề gò, đúc đồng truyền thống lâu đời xứ Kinh Bắc, đến nay làng Đại Bái ở huyện Gia Bình đã khẳng định được vị thế làng nghề đúc đồng tiêu biểu của Việt Nam với nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Làng nghề đúc đồng Đại Bái từ xa xưa đã có nghề phục chế, sản xuất đồ đồng là những dụng cụ thô sơ phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình và sản xuất nông nghiệp như: xoong nồi, mâm, chậu, răng cày bừa… Ngày nay, làng đúc đồng Đại Bái đã sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau phục vụ nhu cầu của khách hàng khắp mọi nơi như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng…Nét đẹp văn hóa và sức phát triển mạnh mẽ của nghề đúc đồng truyền thống đã đưa làng Đại Bái trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với quê hương Bắc Ninh.
3. Làng nghề đúc đồng Tống Xá – Nam Định
Làng nghề đúc truyền thống Tống Xá, xã Yên Xá , huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống lâu đời với thời gian phát triển gần 900 năm.
Các nghệ nhân tài hoa nơi đây đã tạo ra nhiều sản phẩm đúc đồng tinh xảo và có mặt khắp mọi nơi. ngày xưa Làng nghề đúc đồng Tống Xá chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương, nhưng ngày nay làng ngày càng đa dạng các sản phẩm của mình với nhiều sản phẩm như tượng danh nhân, tượng mạ vàng, tượng Phật, đồ thờ, chuông, đồ phong thủy…với nhiều nét tinh sảo. Đến tham quan Làng nghề đúc đồng Tống Xá, từ tinh mơ đến tận sẩm tối, ở đâu cũng gặp hình ảnh những bếp lò đỏ rực lửa.
4. Làng đúc đồng Chè Đông – Thanh Hóa
Làng đúc đồng Chè Đông nằm ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Với công nghệ sản xuất ngày càng phát triển, tuy nhiên ngày nay nghề đúc đồng làng Chè vẫn được làm theo phương thức thủ công, từ xử lý nguyên liệu cho đến khâu hoàn thành, đánh bóng và nhuộm sản phẩm.
Đó cũng chính là điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm đúc đồng của làng Chè với nhiều địa phương khác. Những sản phẩm do người thợ đúc đồng Trà Đông làm ra hết sức đa dạng, phong phú như đồ gia dụng, đồ nghệ thuật, đồ tâm linh, chi tiết máy móc… sản phẩm Làng đúc đồng Chè Đông rất được ưa chuộng vì đảm bảo độ bền, sáng bóng, mẫu mã đẹp và không bị “rỉ đồng”. Nghề đúc đồng Chè Đông không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà nó còn có giá trị to lớn về văn hóa trong việc phát huy và bảo tồn bản sắc truyền thống của dân tộc. Nghề đúc đồng Chè Đông – Thanh Hóa đã được nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
5. Làng nghề đúc đồng Phường Đúc – Huế
Làng Đúc nằm ở ven bờ nam sông Hương, cách trung tâm Tp. Huế khoảng chừng 3km, hiện nay Làng Đúc có khoảng 61 cơ sở chuyên sản xuất đồ đồng. Làng đúc đồng ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời Chúa Nguyễn, từ đầu thế kỷ 17.
Xưa kia những sản phẩm của người thợ đúc đồng Phường Đúc đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể kinh thành Huế. Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, với những biến cố của kinh thành Huế và thăng trầm của lịch sử, những người thợ đúc đồng ở phường Đúc – Huế vẫn truyền đời giữ lửa nghề cho đến hôm nay. Với sự sáng tạo của các nghệ nhân cùng đôi bàn tay khéo léo của mình, Làng nghề đúc đồng Phường Đúc đã cho ra đời những sản phẩm bằng đồng rất tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao với nhiều kiểu dáng độc đáo. Trải qua thời gian, Phường Đúc đã làm nên dấu ấn mạnh mẽ trong nền văn hóa Cố Đô. Đến đây, khách du lịch không chỉ đi thăm các di tích nổi tiếng mà những địa danh như làng Đúc cũng là một nơi khám phá thú vị.
6. Làng đúc đồng Phước Kiều – Quảng Nam
Làng đúc đồng Phước Kiều nằm dọc theo quốc lộ 1A, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được hình thành từ thế kỷ thứ 16, là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống nơi đây. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm kề bên Quốc lộ 1A, nằm trên trục nối hai Di sản Văn hoá Thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền Tháp Mỹ Sơn đã đưa làng nghề đúc đồng Phước Kiều trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn.
Sản phẩm đúc đồng Phước Kiều đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước với đặc trưng truyền thống không nơi nào có được. Đúc đồng thủ công có rất nhiều công đoạn như làm khuôn, pha chế kim loại, thử tiếng… nhưng khó nhất vẫn là khâu pha chế kim loại. Đây là bí quyết và kinh nghiệm làng nghề. Khâu này quyết định phần lớn đến âm thanh của các loại chuông, chiêng, tạ… Chính vì thế những sản phẩm nơi đây có âm thanh hay mà ít nơi nào có được. Ngày nay, nhiều sản phẩm đồng do các cơ sở sản xuất của làng nghề làm ra không còn bó hẹp ở những sản phẩm truyền thống như chiêng đồng, chuông chùa, mõ phèn la, lư hương, chân đèn, bình cổ… mà còn đi sâu vào khai thác, sáng tạo ra những sản phẩm đồng phục vụ trong lĩnh vực trang trí nội thất và du lịch.
7. Làng nghề đúc đồng Diên Khánh – Nha Trang
Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng, nằm ở thôn Phú Lộc Tây-thị trấn Diên Khánh, cách Nha Trang khoảng chừng 10 km. ại. Hiện nay Làng nghề Diên Khánh đã sản xuất rất nhiều sản phẩm mang tính nghệ thuật cao để phục vụ khách du lịch.
Nơi đây tự hào là một trong số ít làng nghề được Vua Tự Đức chính thức sắc phong công nhận là làng nghề truyền thống, cùng những sản phẩm chất lượng tinh xảo. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, những người thợ của làng phải trải qua nhiều công đoạn gồm: Làm khuôn đúc, nấu đồng, gia công, chùi bóng.Tham quan Làng nghề làng đúc đồng Diên Khánh, du khách sẽ có thêm nhiều kiến thức quý giá về một ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt Nam, một ngành nghề độc đáo được lưu giữ qua nhiều thế kỷ.