Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao. Trong xu hướng này, niềng răng được coi là một phương pháp được nhiều người lựa chọn để nâng cao tính thẩm mĩ của phần hàm mặt. Niềng răng mang đến hiệu quả cao trong việc tạo nên nụ cười đẹp và hàm răng thẳng tắp.
“Có nên niềng răng hay không và liệu rằng niềng răng có phải là quyết định chính xác” là những câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi muốn chỉnh nha. Tư vấn của BS Nguyễn Thanh Tuấn (chuyên khoa Răng Hàm Mặt, làm việc tại Hà Nội) sẽ giúp bạn hiểu rõ và có quyết định khoa học nhất về việc niềng răng!
Những trường hợp không nên niềng răng
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn cho biết: “Niềng răng thường được thực hiện khi răng có những vấn đề như hô, móm, răng khấp khểnh, mọc lệch, hoặc thưa… Mục đích của việc chỉnh nha là để bạn có một nụ cười đẹp, hàm răng đều, thẳng và cũng giúp ít gặp vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để niềng răng”. Những trường hợp bao gồm:
Người mắc bệnh lý nha chu nghiêm trọng không nên niềng răng
Bệnh lý nha chu xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào lợi và gây viêm. Viêm nướu ban đầu có thể tiến triển thành viêm nha chu, làm tổn thương các cấu trúc như xương hàm, lợi, nướu… dẫn đến răng mất khả năng nâng đỡ và suy yếu.
Người mắc viêm nha chu không nên niềng răng vì lực tác động trong quá trình chỉnh nha có thể làm tăng đau đớn, răng lung lay và thậm chí gây mất răng.
Trước khi quyết định niềng răng, nếu bạn đang mắc bệnh nha chu, nên được tư vấn với bác sĩ nha khoa để điều trị bệnh lý trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha. Điều này giúp tránh rủi ro cho sức khỏe răng miệng.
Người có xương hàm yếu nên cân nhắc khi niềng răng
Trường hợp đặc biệt này do cấu trúc và nền tảng xương hàm yếu. Niềng răng đòi hỏi xương hàm khỏe mạnh, nếu không, răng có thể dịch chuyển nhưng không duy trì được lâu dài. Người này nên tìm phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của xương hàm.
Người đã bọc răng sứ hoặc trồng răng implant cũng không nên niềng răng
Với những người đã trồng răng giả hoặc bọc sứ, cần xem xét cẩn thận về việc niềng răng. Kéo siết niềng có thể làm lung lay chân răng giả hoặc ảnh hưởng đến trụ implant trong xương hàm, gây thất bại trong quá trình chỉnh nha.
Ngoài ra, răng sứ dễ bị vỡ hoặc mẻ khi niềng, làm giảm hiệu quả của quá trình chỉnh nha.
Người mắc bệnh lý toàn thân cũng cần xem xét khi niềng răng
Một số người mắc bệnh lý toàn thân như động kinh, tim mạch, tiểu đường, hoặc ung thư không nên niềng răng vì khả năng chống lây nhiễm kém. Việc xử lý vấn đề răng có thể tạo vết thương khó liền, dễ gây nhiễm trùng nặng.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, động kinh không nên niềng răng
“Stress và đau đớn trong quá trình điều trị có thể gây khó thở, tim đập nhanh, suy tim, hoặc tái phát động kinh. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định niềng răng để tránh các tình huống không mong muốn”, BS Tuấn lưu ý.
Người có tiền sử dị ứng cũng không nên niềng răng vì có thể gặp phản ứng dị ứng với vật liệu chỉnh nha. Việc niềng răng có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ai nên niềng răng? Độ tuổi lý tưởng là bao nhiêu?
Việc niềng răng không phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên, niềng răng ở tuổi trẻ sẽ dễ dàng hơn vì răng và xương hàm đang phát triển. Độ tuổi lý tưởng để niềng răng là ở tuổi trẻ đang phát triển. Càng lớn tuổi, hiệu quả niềng giảm, chi phí tăng và khó khăn cũng nhiều hơn.
Do đó, những bạn trẻ hoặc phụ huynh có con, em ở độ tuổi thích hợp niềng răng, cần thăm khám sớm để có kết quả tốt nhất.
Thông thường, niềng răng khi còn trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất vì răng và xương hàm đang phát triển. Việc tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt và chụp phim X-quang sẽ giúp xác định vấn đề răng và nhanh chóng điều trị.